BAN ÂM NHẠC - VOV3
FM 102.7MHz
Chi tiết bài viết
Nhạc sĩ Phạm Quang Dụ - “Hòa Bình vang mãi ngàn năm”
Kỷ niệm ngày Du lịch Việt Nam - Phượt với Âm nhạc
Chủ nhật, 14:03, 09/07/2023
Xuân Kỳ
[VOV3] - Kỷ niệm ngày du lịch Việt Nam 09/07/2023. Vov3 đã có dịp gặp gỡ với Giảng viên, Nhạc sĩ Phạm Quang Dụ - Khoa Âm nhạc, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc. Và Phượt với âm nhạc, đến thăm Hòa Bình qua các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Quang Dụ, sẽ mang đến những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị cho bạn yêu nhạc.
V3 - PHƯỢT ÂM NHẠC - NS PHẠM QUANG DỤ
V3 - PHƯỢT ÂM NHẠC - NS PHẠM QUANG DỤ
Sông Đà tình yêu trong tôi - lời thơ Vũ Tuấn - Cs Huỳnh Lợi
Sông Đà tình yêu trong tôi - lời thơ Vũ Tuấn - Cs Huỳnh Lợi
Chén vàng yêu thương - lời thơ Bùi Thế Nụi - Tốp nữ trường CĐ VHNT Tây Bắc
Chén vàng yêu thương - lời thơ Bùi Thế Nụi - Tốp nữ trường CĐ VHNT Tây Bắc
Hòa Bình vang mãi ngàn năm (Acapella) - Tốp nam Trường CDVHNT Tây Bắc
Hòa Bình vang mãi ngàn năm (Acapella) - Tốp nam Trường CDVHNT Tây Bắc

PV: Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới sự tham dự của anh trong chương trình cũng như xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới nhạc sĩ Phạm Quang Dụ. Với tác phẩm “Sông Đà tình yêu của tôi”thì nhạc sĩ muốn giới thiệu tới những người nghe, những người yêu âm nhạc một con sông Đà như thế nào ạ?

NS Phạm Quang Dụ: Vâng! xin cảm ơn, thứ nhất là tôi là một người con ở Hòa Bình, khi học âm nhạc xong quay về đây công tác và sinh sống , về khung cảnh của Hòa Bình rất là đẹp. Thứ hai, đặc biệt là Sông Đà rất hùng vĩ, ngày xưa Bác Hồ - khi chưa có con đập thủy điện Sông Đà -  trên sông Bác nói mai kia đất nước phát triển phồn vinh thì chúng ta sẽ đắp đập, ngăn sông để làm ra ánh sáng. Sau đó thì nhà nước ta đã xây dựng con đập này và bây giờ nó đang là một con đập cung cấp điện cho toàn quốc. Trong một đợt phát động cuộc thi về giới thiệu về Sông Đà , tôi có viết bài hát  “Sông Đà tình yêu trong tôi”, phổ thơ của nhà thơ Vũ Tuấn, để diễn tả cái hình ảnh con sông Đà của nổi tiếng của Hòa Bình

PV: Nhạc sĩ Phạm Quang Dụ đã dùng âm nhạc như thế nào?

NS Phạm Quang Dụ: Với tôi, âm nhạc luôn là những cảm xúc đầu tiên dẫn đến người nghe. Làm sao để cho người nghe cảm nhận được âm nhạc nó đẹp. Về giai điệu và khúc thức phải vuông vắn, tròn chịa. Và ca từ làm sao toát được lên những vẻ đẹp của nơi mà mình muốn giới thiệu. Tôi muốn giới thiệu về con Sông Đà cũng như lòng hồ Hòa Bình, trong đó có cái cảng Bích Hạ. Đặc biệt là ở đây trên lòng hồ có sự tích vua Lê ngày xưa đã đưa quân đến đây để đánh trận với sự giúp đỡ của hai cô gái sau này người dân tôn kính gọi là Bà chúa Thác Bờ . Ngoài ra, bây giờ lòng hồ Sông Đà là nơi phát triển về du lịch, để có một dịp nào đó được mời quý vị đến thăm Hòa Bình sẽ được lên lòng hồ và đến cảng Bích Hạ ,  thăm đền vua Lê…

PV: Tạm biệt  “Sông Đà tình yêu trong tôi”, nhạc sĩ  Phạm Quang Dụ sẽ tiếp tục đưa chúng ta đến thăm một địa chỉ du lịch nữa qua ca khúc “Chén Vàng yêu thương”, tại sao lại chén vàng yêu thương, và “Chén Vàng ” là địa danh nào, thưa nhạc sĩ ?

NS Phạm Quang Dụ: Ngày xưa các cụ có câu là “Yêu nhau thì cho thịt, cho xôi ghét nhau thì đưa nhau đến Kim Bôi Hạ Bì”. Kim Bôi là một huyện của tỉnh Hòa Bình, và Kim Bôi có nghĩa là Chén Vàng. Vâng! ngày xưa thì rừng thiêng nước độc, ngày nay thì Kim Bôi lại là một trong những nơi rất là đẹp, phong phú về khung cảnh thiên nhiên cũng như có dòng sông Bôi chảy qua, có rất nhiều đặc sản ẩm thực của người dân Kim Bôi. Đặc biệt, ngày xưa ở Kimo là chúng ta có ATK (An toàn khu cách mạng) ở đó. Dựa trên những yếu tố đó, tôi đã cùng với nhà thơ Bùi Thế Nụi đã viết lên mạng bài hát “Chén vàng yêu thương” để giới thiệu về nơi mà tôi đã được sống ở đó lúc còn bé, khi mà tôi chuyển từ quê Ninh Bình lên. Bài hát “Chén vàng yêu thương” để giới thiệu với mọi người về văn hóa,  ẩm thực cũng như là những nét độc đáo của người Kim Bôi.

PV: Vậy khi phổ thơ của tác giả thơ bài “Chén vàng yêu thương”, nhạc sĩ Phạm Quang dụ dùng hết lời thơ hay phát triển?

NS Phạm Quang Dụ: Trong khi phổ nhạc cho bài thơ thì chúng tôi phải là những cái người gọt giũa. Chúng tôi hay nói vui là âm nhạc là bẻ gãy thơ, có nghĩa là âm nhạc có cao độ, có trường độ, có tiết tấu , ví dụ một nốt nó ngân dài ra nếu như người đọc thơ mà đọc đến đấy phải chấm, nhưng âm nhạc nó chưa chấm, vẫn đi tiếp thì chúng tôi phải dùng thủ pháp sáng tác. Thứ nhất là về hình thức âm nhạc, nó phải vuông vắn. Thứ hai lời thơ phải ăn khớp với nhạc và có ý nghĩa. Đặc biệt trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có thanh, bằng, trắc đấy. Ví dụ dấu hỏi, dấu ngã, dấu chấm, dấu phẩy , chính vì thế lại phải thay cái ý thơ đó vào để âm nhạc mở ra để tiếp tục cho câu sau, chứ nếu mà là dấu nặng thì nó đóng, coi như đóng hẳn rồi kết hẳn rồi.

PV: Câu hát nào ở trong bài hát này mà anh thấy ấn tượng nhất?

NS Phạm Quang Dụ: Đó là  “mời anh về thăm chén vàng yêu thương”, nó như một sự gợi mở, người ta sẽ tò mò là “ chén vàng yêu thương” ở đây là gì? Người ta vào đó người ta tìm hiểu xem tại sao gọi lại là chén vàng. Và ngoài ra, Kim Bôi thì chúng ta cũng biết rằng là nước khoáng Kim Bôi. Và cũng trong bài hát  tôi giới thiệu những đặc sản tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho Kim Bôi. Và xin mời quý vị, nếu có dịp thì mời đến nơi đây, thăm dòng suối khoáng.

PV: Tạm biệt Sông Đà, Kim Bôi trong sáng tác âm nhạc của NS Phạm Quang Dụ,  và bây giờ là “Hòa Bình vang mãi ngàn năm”, một tác phẩm rất đặc biệt, rất độc đáo và đã giành được giải thưởng, NS có thể chia sẻ không?

NS Phạm Quang Dụ: Vâng! Năm 2002 thì Sở Văn Hóa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về Hòa Bình. Tôi có viết một bài hát dự thi và đã được giải B, cuộc thi đó không có giải A. Bài hát  “Hòa Bình, vang mãi ngàn năm”, dựa trên hình thức Acapella không có phần nhạc đệm.  Qua ca khúc này, tôi muốn gửi thông điệp đến bạn bè, anh em gần xa và quý vị nghe đài để chúng ta về thăm Hòa Bình. 4 vùng đất Mường nổi tiếng và đặc biệt có lịch sử “Mo  đẻ đất đẻ nước”, khi chúng ta đến hòa bình thì đều nghe thấy câu là “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Bốn vùng Mường , ngày xưa có các Quan Lang rất nổi tiếng, mỗi một vùng Mường đều có những nét văn hóa riêng, có những đặc sản riêng, ẩm thực riêng và cũng có những ngôn ngữ, cũng là tiếng Mường nhưng mà cách phát âm cảm nhận nó khác. Tôi viết bài hát này để ca ngợi về bốn vùng Mường và hiện tại bây giờ, tôi muốn làm sao cái âm vang của Hòa Bình nó vẫn vang mãi ngàn năm và chuyển đến mai sau .

PV: Tại sao lại anh lại chọn hình thức là Acapella?

NS Phạm Quang Dụ: Thứ nhất, chúng ta biết là âm nhạc, dân ca người Mường khi được phát triển ra rất là khó. Khi chỉ cần chệch ra một vài nốt thôi, lập tức là sang một sắc thái âm nhạc của một dân tộc, một vùng miền nào đó. Chính vì vậy, khi phát triển dân ca của người Mường, rất ít các nhạc sĩ có thể phát triển được một cách nguyên bản. Tuy nhiên khi chúng ta ở đây cùng với người Mường ,ăn cùng người Mường, ở với người Mường uống nước, nói chuyện và nghe được tiếng Mường, thì một số các nhạc sĩ đã có những tác phẩm rất hay viết về dân ca của Mường. Thế nhưng trong bài hát của tôi, thì không không dùng hết chất liệu đó, mà chỉ dùng một chút chất liệu thôi để phát triển ra thành một bài hát. Tôi thì chưa bao giờ viết một bài hát về hình thức Acapella, trong cuộc thi này tôi đã thử sức, và cũng rất may mắn được Hội đồng, Ban Giám khảo đánh giá là một trong những tác phẩm hay. Tôi hy vọng rằng tới đây có những điều cần phải chỉnh sửa thêm trong tác phẩm này, để cho nó hoàn thiện hơn nữa, mang đậm màu sắc của dân tộc Mường hơn nữa.

PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ, giảng viên Phạm Quang Dụ , chúc anh có thêm nhiều sáng tác hay hơn nữa cho Hòa Bình.

Bài viết cùng chủ đề