BAN ÂM NHẠC - VOV3
FM 102.7MHz
Chi tiết bài viết
Tình Bác Ấm Biển Đông
Lời thơ: Nguyễn Hữu Chung-Âm nhạc: Nhạc sĩ Ngọc Thịnh
Thứ bảy, 01:46, 26/11/2022
Xuân Kỳ
[VOV3] - Tác phẩm âm nhạc mới kết tinh từ những tình cảm trong trái tim của tác giả thơ, trái tim người nhạc sĩ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong âm hưởng dân ca Miền Trung, những tình cảm ấy đã vang lên những cung bậc cảm xúc ý nghĩa và tự hào. (ấn play để nghe )
Tình Bác ấm Biển Đông - NSUT Đăng Dương
Tình Bác ấm Biển Đông - NSUT Đăng Dương
Âm nhạc với Cuộc sống
Âm nhạc với Cuộc sống

PV: Trước hết xin được đặt câu hỏi cho nhà thơ Hữu Chung, ông có thể chia sẻ hoàn cảnh ra đời của bài thơ này không ạ?

Tác giả Hữu Chung: Đây là một trong số tác phẩm đầu tay tôi sáng tác thời gian gần đây xuất phát từ cảm xúc tự nhiên và chân thật. Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tình Bác Ấm Biển Đông- vào tháng 5/2022, tôi vinh dự được tham gia đoàn công tác Trường Sa số 8 thăm Trường Sa và nhà giàn DK 1 xuất phát từ cảng quốc tế Cam Ranh ngày 17/5 . Và đúng vào ngày 19/5/2022 thì tàu hạ neo tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa. Tối hôm đó đoàn công tác đã tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề "Tình Bác ấm biển Đông".  Ý thơ bật lên từ đó, với tinh thần một người cán bộ đang công tác tại Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương chuyên tham mưu, nghiên cứu, giảng dạy, triển khai việc "Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh". Lúc đó, tôi nhớ tới Bác Hồ rất nhiều, và tôi nghĩ: khi xưa Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, không biết là giữa biển cả xa xôi, thì Bác sẽ  nhớ quê hương da diết như thế nào? Tôi cũng nhớ tới lời dạy của của Bác " Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày có trời, có biển, bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Và đến ngày hôm nay, Tổ Quốc ta rạng rỡ, tươi đẹp, Trường Sa của chúng ta hùng vĩ, là nhờ công lao của Bác. Bài thơ tiếp tục được hoàn thiện sau gần một tháng. Khi tôi trở về đất liền, được chứng kiến tình cảm thiết tha, mối gian truân vất vả của những người chiến sĩ Trường Sa, canh giữ vùng biển, vùng đất, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi thấy rõ mỗi người chiến sĩ, ở trong tim luôn có tình cảm của Bác Hồ kính yêu Bác đã sưởi ấm cả biển Đông.

PV: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ rất đặc biệt, và chắc chắn nó sẽ thành một kỷ niệm sâu sắc đối với tác giả Hữu Chung sau chuyến đi Trường Sa về. Còn nhạc sĩ Ngọc Thịnh thì sao ạ? ông có thể cho thính giả biết cơ duyên gặp gỡ giữa nhạc và thơ như thế nào?

Nhạc sĩ Ngọc Thịnh: Thường trong nhóm anh em văn nghệ sĩ gồm các nhà văn, nhà thơ ngồi với nhau, có những tác phẩm mới thì trao đổi với nhau, khoe với nhau cho nó vui. Trong nhóm bạn của tôi có một người bạn nhắn tin bảo là: "vừa rồi em được nghe một bài thơ, nó có một hơi thở, một giọng điệu, nghe tình cảm lắm" . Quả thật bài thơ gây cho tôi sự xúc động rất mạnh mẽ, cậu bạn đề nghị tôi phổ nhạc góp thêm một hơi thở để chắp cánh cho bài thơ, tôi đã nhận lời ngay lập tức.

PV: Vậy thì nhạc sĩ đã sử dụng thủ pháp âm nhạc trong sáng tác như thế nào để làm nổi bật hình tượng văn học của bài thơ?

Nhạc sĩ Ngọc Thịnh: Cái cơ bản là một ca khúc mang hơi thở mới, nó có hai phần, A và B, trên chất liệu dân ca miền Trung tôi đã phát triển. Và các câu nhạc cũng rất giản dị, đơn sơ, nó cũng mộc mạc và nhẹ nhàng, thể hiện được những tình cảm của mình. Cái quan trọng nhất là ca từ chân thật toát lên. Tất nhiên là một bài thơ thì cũng phải lược bớt để phần âm nhạc không bị phụ thuộc vào lời thơ, vì như thế giai điệu âm nhạc nó sẽ không còn.

PV: Tác giả thơ Hữu Chung. Ông thấy thế nào về sự chắt lọc những câu thơ, những ý thơ của nhạc sĩ Ngọc Thịnh?

Tác giả Hữu Chung: Nhạc sĩ Ngọc Thịnh, là một nhạc sĩ về dòng nhạc dân ca. Nhưng khi phổ nhạc bài thơ “Tình Bác ấm Biển Đông”, nhạc sĩ đã truyền cảm thành 1 bài hát rất tình cảm, dạt dào. Nhạc sĩ Ngọc Thịnh đã chắt lọc những câu thơ trong bài thơ tôi viết. Thứ nhất xuất phát từ tình cảm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, được nhạc sĩ  Ngọc Thịnh truyền tải gắn kết, thiết tha, tình cảm,  nhưng mà lại chứa đựng được những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khát vọng giải phóng quê hương .

Nhạc sĩ Ngọc Thịnh: Chúng tôi gặp nhau ở trong cùng một cảm xúc rất gần gũi với nhau, và tôi thấy bất cứ một người dân Việt Nam nào cũng thế. Đối với Bác Hồ kính yêu, thì những cảm xúc về Bác là vô tận rồi. Nhưng mà khi nói về biển Việt Nam thì người ta coi biểu tượng biển là một cái gì đấy, nó rất là linh thiêng. Bởi vì con đường mà Bác ra đi tìm đường cứu nước là con đường biển. Giữa trùng khơi mênh mông vô tận, với một con người nhỏ bé , ý chí lớn, ra đi tìm con đường cứu nước và khai sinh ra đất nước này . Thì biểu tượng của biển trong tình cảm của Bác rất lớn lao rồi, nó thiêng liêng vô cùng rồi. Tác giả Hữu Chung đã bắt gặp được ý tưởng đó.

PV: Xin mời tác giả Hữu Chung bổ xung thêm ý kiến?

Tác giả Hữu Chung: Tôi rất đồng tình và thống nhất cái ý của nhạc sĩ Ngọc Thịnh, bài hát có ba cái phần. Phần thứ nhất là sự ra đi của tìm cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ bến cảng Nhà Rồng rồi ra giữa khơi xa, trái tim người thổn thức nhớ quê hương. Phần thứ hai là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về điều đó.

Nhạc sĩ Ngọc Thịnh: Chính điều này toát lên cả nội dung mà anh Hữu Chung vừa nói ấy. Tức là tôi không dám bỏ đi một từ nào trong câu nói “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có trời, có biển. Bờ biển ta dài và đẹp, ta phải biết giữ lấy nó.”  Nhưng để mà chuyển tải được cả câu nói vào trong giai điệu âm nhạc, đó là vấn đề mà tôi phải rất cố gắng . Tôi đã trao đổi với Chung qua điện thoại và anh em tôi cũng thống nhất là phải đưa vào được cái này.

Tác giả Hữu Chung: Tôi nói thêm là đấy là phần thứ hai của trong bài hát. Phần thứ ba của bài hát, tức là việc ra đi tìm đường cứu nước của Bác, rồi bác về giải phóng cho quê hương, Bác căn dặn thế hệ chúng ta phải giữ lấy biển và xây dựng biển xanh tươi đẹp như ngày hôm nay. Phần thứ 3 mô tả lại biển đảo của Việt Nam ta hiện nay, có những chiến sĩ đứng canh gác ở đó. Và theo tôi nghĩ, thì những người chiến sĩ ở đó luôn có hình ảnh của Bác Hồ bên cạnh, có tình cảm của Bác ấm áp ở Biển Đông, tình cảm của Bác gắn liền với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

PV: Trong bài hát, câu hát nào khiến cho tác giả thơ Hữu Chung cảm thấy xúc động nhất?

Tác giả Hữu Chung: Trong bài hát, tôi cảm thấy câu hát: "giữa khơi xa trái tim người thổn thức. Nỗi nhớ non sông khắc khoải trong xiềng gông, hẹn ngày trở về giải phóng quê hương ". Tôi cảm thấy hay và tâm đắc nhất. Bởi vì như các bạn đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước ở bến cảng Nhà Rồng năm 1911, khi đó người mang tên là anh Ba, một thanh niên yêu nước với một khát vọng đưa đất nước ta thoát khỏi nô lệ, lầm than, đói nghèo. Và Người đã thực hiện được  khát vọng đó, Người đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), mở ra một thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh.

PV: Xin cảm ơn!

Bài viết cùng chủ đề